Rau ngót chứa 5,3p100 protid, 3,4100 glucid, 2,4100 tro
trong đó có calci 16mgp.100, phospho 64,5mgp.100, Vitamin C 185mgp.100.
Tên khoa học: Sauropus
androgynus (L) Merr., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tên khác: Bồ ngót – Bù ngót –
Hắc diện thần (Trung Quốc).
Bộ phận dùng: Lá của cây rau
ngót. (Folium Sauropi).
Mô tả cây:
Cây nhỏ, cao tới 1,5 – 2m, thân nhẵn, nhiều cành, mọc thẳng – Vỏ thân xanh, lục, rồi nâu nhạt. Lá mọc so le, dài 4 – 5cm, cuống ngắn có 2 lá kèm nhỏ. Phiến lá nguyên hình trứng dài hoặc bầu dục, mép nguyên. Hoa đực mọc ở kẽ lá thành xim đơn ở phía dưới, hoa cái ở trên. Quả nang hình cầu, hạt có vân nhỏ. Rau ngót có ở nhiều nơi trong nước ta. Có thể mọc hoang hay trồng ở quanh bờ ao.
Rau ngót là cả 1 kho tàng trị bệnh rất tốt
Mẹo trị trẻ em tưa lưỡi
Giã nhuyễn lá bồ ngót, bọc vào vải thưa vắt nước cốt,
dùng bông thâm nước cốt rơ vào lưỡi và vòm miệng.
Mẹo trị sau khi sanh bị sót nhau
Một nắm lá bồ ngót nấu với nước cho sắc lại rồi uống.
Uống 2 lần mỗi lần cách nhau 10 phút.
Mẹo trị lở loét
Hai phần lá bồ ngót, một phần vôi đá, giã nát sệt
như bùn, đắp vào chỗ lớ loét, ngày thay 1 lần.
Hoặc: Lá khế cả cành non và hoa 100gr-150gr, nấu sôi với 5, 6 lít nước, xông rồi
tắm, bã còn lại đắp vào chỗ lớ loét.
Hoặc: Dùng vỏ cây bàng sắc nước rửa vết thương, vết
loét.
Mẹo trị ban sởi, ho sốt
Một nắm bồ ngót, nấu cỡ một tô nước, uống 2, 3 lần
trong ngày.
Mẹo trị bí tiểu, tiểu đường
Hai nắm bồ ngót, nấu sắc lại còn 3 chén, uống 3 lần
trong ngày, uống cho đến khi hết bệnh.
Mẹo trị thiếu Vitamin c
Luộc tái rau bồ ngót ăn thường xuyên.
Mẹo trị viêm phối
Bồ ngót nấu canh ăn hoặc sắc uống.