Mùi hôi chân thật khó chịu và lẽ dĩ nhiên là khó... ngửi! Nó dai dẳng, ảnh hưởng tới lớp da ở các kẽ ngón chân, nhất là giữa ngón 3 và ngón 4. Bạn cũng nên biết rằng, nó lây đấy.
Những người hay bị lây là những người thường đi chân đất, tại những phòng tắm công cộng, ở hồ bơi, nơi tập thể dục đã để cho bụi, mốc, nấm từ những bàn chân có mùi khác bám vào chân mình.
Nếu chân bạn có mùi thì nên:
- Rửa chân ít nhất là 2 lấn mỗi ngày, rửa kỹ các kẽ chân rồi lau khô.
- Đi giầy có lỗ thoáng hoặc dép hơn là giầy bí hơi.
- Nếu có điều kiện, nên thay đổi giầy mỗi ngày.
Các biện pháp giảm thiểu mùi hôi
1. Kết hợp gừng, muối và nước ấm
- Muối có tính xác khuẩn cao, còn gừng với tinh chất cay nóng khi hòa cùng nước ấm nóng sẽ giúp lỗ chân lông giãn nở, từ đó len lỏi vào lọc sạch các vi khuẩn gây nên mùi hôi, đồng thời giúp hạn chế tiết quá nhiều mồ hôi ở lòng bàn chân. Sự kết hợp này có tác dụng để chân luôn được khô thoáng, sạch sẽ.
2. Lá trà xanh
- Bạn chỉ cần vò nát lá trà xanh sau đó đun sôi với nước. Dùng chính nước đó, có pha thêm chút nước lạnh vào để ngâm chân, lấy lá trà xanh nhẹ nhàng chà khắp lòng bàn chân, kẻ ngón, móng chân để loại bỏ hết các vi khuẩn bám trụ trên da.
3. Quả chanh tươi
- Cắt vài lát chanh, chà nhẹ nhàng từ kẽ chân đến ngón chân và khắp lòng bàn chân. Để trong 15 phút cho chanh thấm đều khắp da. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch bình thường, nếu muốn cảm giác sạch hơn có thể rửa với xà phòng.
Một số lưu ý để giảm tình trạng mùi hôi chân quay lại
- Nên hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây mùi hôi như tỏi sống, hành sống hay ớt tươi vì chúng giúp mùi lan tỏa nhanh và mạnh hơn.
- Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích vì chúng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mùi hôi chân đấy. Đặc biệt là thuốc lá.
Chú ý: Người có bệnh tiểu đường càng cần giữ gìn cẩn thận cho chân không có mùi để tránh bị viêm nhiêm vì vi khuẩn. Người có bệnh tiểu đường cần giữ chân và móng chân thật kỹ.