Loãng xương, còn được gọi xốp xương hay thưa xương, là một bệnh lý ảnh hưởng tới khối lượng và chất lượng của hệ thống xương khiến cho sức chống đỡ và chịu lực của xương giảm đi, xương sẽ trở nên mỏng mảnh, dễ gãy, dễ lún và dễ xẹp, đặc biệt ở các vị trí chịu lực của cơ thể như: cột sống, cổ xương đùi, đầu dưới xương quay... Nói đơn giản hơn, loãng xương là tình trạng xương mỏng mảnh và yếu đến mức rất dễ gãy khi bị chấn thương dù rất nhẹ, thậm chí có thể gãy tự nhiên không do chấn thương.

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

Loãng xương có thể phân thành hai loại; Loãng xương tiên phát (do tuổi già) và loãng xương thứ phát (do các yếu tố nguy cơ thúc đẩy).

Loãng xương do tuổi già là một tiến trình mang tính quy luật của cơ thể, là một trong những bệnh lý rất thường gặp ở người có tuổi vì ba lý do cơ bản sau:

1. Các tế bào sinh xương bị lão hóa.

2. Hạn chế sự hấp thụ và chuyển hóa canxi và vitamin D ở ruột.

3. Suy giảm các hormone sinh dục, đặc biệt là cách điều trị hormone sinh dục nữ làm cho các tế bào hủy xương tăng hoạt tính.

Loãng xương thứ phát là loãng xương do các yếu tố nguy cơ, làm nặng thêm tình trạng loãng xương do tuổi, có thể xảy ra ở người trẻ. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh loãng xương

1. Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protid, thiếu canxi hoặc tỷ lệ canxi/phospho trong chế độ ăn không hỢp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thụ được vitamin D... vì vậy khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp, đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh loãng xương.

2. ít hoạt động thể lực (hoạt động thể lực thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể đạt được khối lượng xương cao nhất lúc trưởng thành).

3. Sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ mà không ăn uống đủ chất, đặc biệt là protid và canxi để bù đắp lại.

4. Bị các bệnh mãn tính đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày, viêm ruột mãn tính...) làm hạn chế hấp thụ canxi, vitamin D, protid...

5. Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá... làm tăng thải canxi qua đường thận và giảm hấp thụ canxi ở đường tiêu hóa (thường ở nam giới).

6. Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng,

7. Bất động quá lâu ngày do bệnh tật, do nghề nghiệp (những người du hành vũ trụ khi ở trong tàu vũ trụ đi ra ngoài không gian)... vì khi bất động lâu ngày các tế bào hủy xương tăng hoạt tính.

8. Bị các bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, tiểu đường...

9. Bị bệnh suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất nhiều canxi qua đường tiết niệu.

10. Mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác đặc biệt là Viêm khớp dạng thấp và Thoái hoá khớp.

11. Do sử dụng một số thuốc: chống động kinh (Dihydan), thuốc chữa bệnh tiểu đường (Insulin), thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là các thuốc kháng viêm nhóm Corticosteroid (Corticosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thụ canxi ở ruột, tăng bài xuất canxi ở thận và làm tăng quá trình hủy xương).

Triệu chứng, diễn biến và biến chứng của bệnh loãng xương như thế nào?

Người ta thường ví bệnh loãng xương giống như một tên ăn cắp thầm lặng, hàng ngày cứ lấy dần canxi trong ngân hàng dự trữ xương của cơ thể con người. Khi có dấu hiệu lâm sàng, là lúc đã có biến chứng, thường cơ thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương. Loãng xương đang được coi là một bệnh dịch âm thầm nhưng đang có xu hướng lan rộng khắp thế giới.

Biểu hiện lâm sàng:

- Đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp.

- Đau thực sự cột sống, đau lan theo khoanh liên sườn, đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế. Có thể đau mãn tính hoặc cấp tính sau chấn thương (gãy xương cồ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi...).

 

- Gù lưng, giảm chiều cao. Biến chứng của loãng xương:

- Đau kéo dài do chèn ép thần kinh.

- Gãy xương cồ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương

- Ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người có tuổi.

Làm thế nào để phát hiện bệnh sớm?

1. Phát hiện các yếu tố nguy cơ gây loãng xương thứ phát (đã nêu trên).

2. Đi khám bệnh sớm, ngay khi có các dấu hiệu đau mỏi mơ hồ ở cột sống, ở hệ thống xưctog khớp, dọc các xương dài (đặc biệt xưctog cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, vọp bẻ... Các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho kiểm tra.

3. Chụp X-quang xương hoặc cột sống.

4. Đo khối lượng xương.

5. Khám và phát hiện các yếu tố nguy cơ.

6. Khám bệnh và theo dõi định kỳ (tùy mức độ bệnh).

7. Luôn có ý thức phòng bệnh (suốt cuộc đời). Chế độ sinh hoạt, tập luyện tăng cường hoạt động ngoài trời, tập vận động thường xuyên và phù hợp với sức khoẻ, duy trì lối sống năng động, tránh các thói quen xấu: uống nhiều rượu, cafe, thuốc lá... Chế độ ăn uống luôn luôn bảo đảm một chế độ ăn uống đầy đủ protein và khoáng chất, đặc biệt là canxi. Kiểm soát tốt các bệnh lý ảnh hưởng và các yếu tố Bệnh loãng xương và cách điều trị nguy cơ của bệnh.