Dạ dày - tá tràng đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn. Thức ăn sau khi được cắt nhỏ, nghiền nát, nhào quyện với nước bọt ở miệng, vào đến dạ dày tá tràng nó được các dịch tiêu hóa ở đây tiếp tục quá trình tiêu hóa. Ở dạ dày, dịch tiêu hóa chủ yếu là dịch vị, ở tá tràng có dịch tá tràng, dịch tụy, dịch mật từ túi mật đổ xuống. Đau dạ dày là từ dân gian đế chỉ quá trình bệnh lỹ (viêm, loét, ung thư...) không chỉ ở vùng dạ dày mà còn cả ở vùng tá tràng. Hai vùng này có nhũng điếm chung nhưng cũng có nhiều điêm khác nhau về quá trình bệnh lý.

Loét dạ dày - tá tràng thường xảy ra ở người lớn tuổi (thanh niên, trung niên, người già). Loét tá tràng thường gặp ở người trẻ hơn (thanh niên, trung niên), còn loét dạ dày thì gặp ớ người lớn tuổi hơn (trung niên, người già).

Người loét dạ dày tá tràng có đặc điểm là hay đau bụng vùng trên rốn (thượng vị) nhiều năm, từ vài ba năm đến hàng chục năm. Đau có tính chu kỳ, thường về mùa rét, mỗi lần 5-10 ngày. Các đợt đau thường liên quan đến các chấn thương tinh thần, tình trạng căng thẳng thần kinh, thường về mùa rét. Loét tá tràng thường đau khi đói, đau về đêm, ăn vào bớt đau, nên người bệnh luôn có sẵn thức ăn (kẹo, bánh quy...) bên mình. Loét dạ dày ít đặc điểm này. Do vậy, đau có chu kỹ với những đặc điểm trên là triệu chứng quan trọng nhất của loét dạ dày - tá tràng.

Chẩn đoán

Để chấn đoán bệnh nhân có bị loét dạ dày tá tràng cần phải chụp X quang có cản quang (baryt) vùng dạ dày - tá tràng hoặc nội soi tìm ổ loét. Đối với loét dạ dày, ổ loét có thế ở vùng bờ cong nhỏ, bờ cong lớn hoặc vùng hang vị, môn vị. Loét bờ cong nhỏ dễ bị ung thư hơn loét bờ cong lớn. Loét vùng môn vị tá tràng dễ gây hẹp môn vị, sa dạ dày. Chi có loét dạ dày mới có thể ung thư hóa, còn hầu như không gặp điều đó ở loét tá tràng. Hình ảnh ổ loét trong loét tá tràng có thế giúp đánh giá kết quả điều trị và tiên lượng bệnh. Xét nghiệm dịch vị trong loét dạ dày ít có thay đổi có giá trị. Có thế thấy độ axit bình thường, hoặc có thể giảm ít hoặc tăng.

Trong loét hành tá tràng, độ axit tăng rất rõ. Loét dạ dày dễ bị thủng hơn loét hành tá tràng, còn loét hành tá tràng hay thấy chảy máu hơn. Biến chứng chảy máu hoặc thủng nhiều khi là biểu hiện đầu tiên ở người bệnh không có triệu chứng rõ ràng, và chính do các biến chứng này mới xác định được bệnh cho người bệnh. Loét dạ dày có thể kết hợp với xơ gan. Tỷ lệ này gặp ớ 10 - 17% người xơ gan trên thế giới, ở nước ta 10% có thế loét với u tụy gây ra tình trạng bệnh lý do sự hình thành một hoặc nhiều khối u ở tụy hoặc tá tràng, gọi là u gastrin, với các dấu hiệu: tiêu chảy, phân mỡ, dạ dày tá tràng có nhiều ổ loét ở những vị trí bất thường, ở nước ta, các nghiên cứu cũng phát hiện được một số bệnh nhân có hội chứng này.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây loét được nói đến rất nhiều, nhưng nguyên nhân đầu tiên mà tất cả mọi người nghĩ đến đó là loét dạ dày - tá tràng liên quan đến vấn đề ăn uống (uống nhiều rượu, ăn nhiều gia vỊ, chất kích thích dạ dày...).

Một nguyên nhân nữa là do tình trạng tinh thần (loét thường hay có ở người có chấn thương tình cảm, hay xúc động, sốc tinh thần, kết luận của y học mới nhất hiện nay cho rằng, nguyên nhân sinh bệnh do mất thăng bằng giữa yếu tố gây loét và yếu tố chống loét được nêu: dịch vị có độ axit cao vượt quá khả năng chống đỡ của niêm mạc hành tá tràng bình thường, hoặc do niêm mạc dạ dày giám dinh dưỡng nên không đủ khả năng chống lại dịch vị có độ axit ít hoặc bình thường. 

Hướng điều trị

Từ những nguyên nhân trên nên đã có nhiều cách xứ trí khác nhau, phố biến nhất trước đây là cắt bỏ phần dạ dày mà người ta cho rằng tiết nhiều axit (vùng hang vị, phân dạ dày phía dưới): phẫu thuật Bilroth 1, Bilroth 2, Polya, Pinsterer... hoặc cắt dây thần kinh 10 đoạn phân nhánh cho dạ dày... nhưng kết quả đạt được không như mong muốn.

Từ khi y học có phát minh, coi niêm mạc dạ dày là nơi tiếp nhận histamin nên đã có biện pháp dùng các thuốc ức chế nơi tiếp nhận histamin burinamide, metiamide và mới nhất là ciméúdine (biệt dược là tagamet) rồi ranitidine (biệt dược là azantac, raniplex). Tiếp sau đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra Helicobacter pylori, và chứng minh chính vi khuẩn này là nguyên nhân gây viêm loét, đã tạo nên sự đối mới hoàn toàn trong điều trị bệnh này.

Hiện nay, người ta điều trị loét dạ dày - tá tràng bằng kháng sinh Amoxicillin, Klien có tác dụng với H. Pylori, thuốc ức chế nơi tiếp nhận histamin H^: Cimétidine (tagamet), Nanitidme (azantac), thuốc chống tiết dịch dạ dày (ức chế bơm proton); Lanzor, Omez... thuốc kháng axit và băng rịt: GasUopuIgite, Kremil s, Maalox, Phospha lygel...

Phẫu thuật được dùng cho những trường hợp ổ loét xơ chai, không điều trị khói bằng phương pháp nội khoa, có biến chứng: thủng dạ dày, hẹp môn vị...

Người bệnh được khuyên có chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, phù hợp với tình trạng sức khỏe.