Loét đường tiêu hóa là gì ?
Loét đường tiêu hóa là sự hình thành một lỗ trên lớp niêm mạc lót bên trong dạ dày, tá tràng hoặc thực quản. Tùy vị trí mà ta có loét dạ dày, loét tá tràng và loét thực quán. Tình trạng loét xảy ra khi lớp niêm mạc lót bên trong các cơ quan này bị mòn đi, bởi do dịch tiêu hóa có tính acid do tế bào dạ dày tiết ra. Loét đường tiêu hóa là một bệnh khá phổ biến. Các tiến bộ y học gần đây đã giải thích được nhiều về cơ chế hình thành của ổ loét. Điều này đã mở ra nhiều chọn lựa trong việc điều trị căn bệnh này.
Các nguyên nhân của loét đường tiêu hóa
Nhiều năm trước đây, nhiều người tin rằng sự tiết acid quá mức là nguyên nhân chính gây loét. Dựa vào đó, việc điều trị được nhấn mạnh vào sự trung hòa và ngăn chặn sự tiết acid của dạ dày. Hiện nay, các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân hàng đầu của bệnh loét là do dạ dày bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên “Helicobacter pylori” mặc dù acid vẫn được coi là yếu tố đóng vai trò trực tiếp trong sự hình thành ổ loét.
Một nguyên nhân quan trọng khác gây ra loét, đó là việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc kháng viêm, thường là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như aspirin.
Hút thuốc cũng là một nguyên nhân quan trọng và dễ gây thất bại trong điều trị. Vi khuẩn H. pylori rất thường gặp, đây cũng là nguyên nhân chính gây bệnh cho hầu hết bệnh nhân được xác định là đau dạ dày, loét dạ dày và tá tràng.
Quá trình nhiễm bệnh thường kéo dài trong nhiều năm và 10% đến 15% số người nhiễm sẽ dẫn đến loét. Mặc dù, cơ chế gây bệnh cúa H. pylori vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng sự loại bỏ vi khuẩn này bằng kháng sinh đã cho thấy hiệu quả cao trong việc chữa trị và ngăn ngừa loét tái phát. NSAID là thuốc dùng điều trị viêm khớp và các tình trạng thương tổn viêm nhiễm khác trong cơ thế, Aspirin, Ibuprolen (Motrin), Naproxen (Naprosyn) và Etodolac (Lodine) cũng là một số thuốc thuộc loại này. Prostaglandin là các chất đóng vai trò quan trọng trong việc giúp niêm mạc một chống lại sự làm mòn cúa acid. NSAID gây loét bằng cách ức chế tác động của prostaglandin trong dạ dày.
Hút thuốc không chỉ gây loét, mà còn làm gia tăng nguy cơ biến chứng cúa loét như xuất huyết, tắc nghẽn dạ dày và thủng dạ dày, đồng thời cũng là nguyên nhân hàng đầu gây thất bại trong điều trị.
Trái với quan niệm thông thường, thì rượu, cà phê, cola, thức ăn cay và caíĩeine, chưa được chứng minh vai trò trong sự tạo thành loét. Tương tự, cũng không có bằng xác thực nào cho thấy các stress trong cuộc sống và týp người nào dễ bị các bệnh loét đường tiêu hóa.
Triệu chứng của loét ?
Triệu chứng của loét đường tiêu hóa rất đa dạng, nhiều bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi khó tiêu và khó chịu, còn một số người cảm thấy rát bỏng vùng thượng vị hoặc đau (do đói) 1 đến 3 giờ sau bữa ăn và lúc nửa đêm, hay ợ hơi, ợ chua. Những cơn đau này thường nhanh chóng biến mất khi ăn hoặc uống thuốc trung hòa acid.
Cơn đau của loét liên quan rất ít đến sự hiện diện hoặc mức độ trầm trọng cúa các ổ loét, nên một số bệnh nhân vẫn đau kéo dài ngay cả sau khi đã được điều trị khỏi hoàn toàn, còn những bệnh nhân khác có thể không đau ngay cả khi ổ loét tái phát.
Các ổ loét đường
tiêu hóa có thế xuất hiện và biến mất tự nhiên mà người
bệnh không hề hay biết, trừ khi một biến chứng trầm
trọng xáy ra (như xuất huyết hoặc thủng).