Tim có hai chức năng cụ thể:
1. Co bóp để đẩy máu qua các động mạch đi nuôi toàn cơ thể.
2. Giãn ra để hút máu đã hết oxy và chứa chất thải trở về tim qua các tĩnh mạch.
Nếu vì một lý do nào đó tim không làm trọn được một trong hai chức năng đó, hoặc cả hai, người ta nói đó là suy tim. Như vậy suy tim không phải là một bệnh, mà là một hội chứng, nghĩa là một tập hợp của nhiều triệu chứng và dấu hiệu.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến suy tim? Trước hết, tất nhiên các bệnh của bản thân tim là nguyên nhân thường gặp nhất của suy tim.
Những bệnh chính của tim có thể gây suy tim là:
Những bệnh tim bẩm sinh mắc từ khi còn nằm trong bụng mẹ, như: thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch... Cứ 100 trẻ đẻ sớm, thì có 1 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh. Những bệnh van tim do thấp khớp cấp để lại hậu quả, nhiều nhất là hẹp hai lá, rồi đến hở hai lá, hở van chủ, hẹp van chủ. Những bệnh này thường mắc từ tuổi đi học, 7-16 tuổi, nhưng phần nhiều lớn lên mới được chẩn đoán. Đây là nguyên nhân suy tim hay gặp nhất ở Việt Nam.
Những bệnh tim do thiếu máu cục bộ, như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, một số rối loạn nhịp tim hoặc suy tim. Đây là bệnh của những người đứng tuổi 40-50 tuổi trở lên, động mạch vành hay bị hẹp vì xơ vữa.
Những chứng viêm cơ tim do nhiễm trùng; những bệnh cơ tim nguyên nhân chưa rõ như bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, tuổi nào cũng có thể mắc.
Hai chức năng của tim
a. Tâm thu, tim bơm máu vào động mạch phổi để được oxy hóa
b. Tâm trương, tim hút máu từ các tĩnh mạch về
Những bệnh màng ngoài tim như tràn dịch, viêm co thắt màng ngoài tim, phần lớn do nhiễm trùng các loại, nên không phụ thuộc vào tuổi. Những rối loạn nhịp tim như loạn nhịp hoàn toàn (còn gọi là rung nhĩ), tim quá chậm hoặc quá nhanh, dù do thiếu máu cục bộ hay không, cũng có thể gây suy tim.
Các bệnh khác có khả năng gây suy tim
Ngoài những bệnh của quả tim kể trên, một số bệnh của mạch máu chủ yếu là của động mạch, cũng có thể đưa đến suy tim. Quan trọng nhất là tăng huyết áp, còn hẹp động mạch vành đã được coi là thiếu máu cục bộ cơ tim nói ở trên rồi. Hẹp động mạch thận cũng có thể dẫn đến suy tim vì nó cũng làm tăng huyết áp. Những bệnh của phế quản hoặc phổi mãn tính (gọi là COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease = bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) lâu ngày có thể đưa đến suy tim, gọi là tim phổi mạn. Cuối cùng một số bệnh toàn thân cũng có khi dẫn đến suy tim, điển hình là suy tim do tuyến giáp hoạt động thái quá hoặc kém quá (suy giáp); nhiễm độc giáp; suy tim do thiếu máu. Một số nhiễm độc hoặc suy dinh dưỡng, rối loạn điện giải cũng đôi khi gây ra suy tim.
Nên chú ý rằng lao động thể lực quá sức nếu tim bình thường, không thể đưa đến suy tim được. Mất ngủ kéo dài, buồn phiền lo lắng, căng thẳng tinh thần có thể gây những rối loạn chức năng nhẹ về thần kinh tim chứ không thể trực tiếp gây suy tim được. Theo kinh nghiệm thực tế Việt Nam, có thể phần nào dựa theo tuổi để tìm nguyên nhân suy tim. ớ tuổi trẻ, thanh thiếu niên bị suy tim phần nhiều do thấp khớp cấp, các bệnh van tim, các bệnh tim bẩm sinh, ở người đứng tuổi, từ 40-45 trở lên, nên nghĩ đến các nguyên nhân tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ cơ tim, nhồi máu cơ tim. Còn các nguyên nhân có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim và các bệnh toàn thân.
Triệu chứng của suy tim là gì?
Khó thở là dấu hiệu quan trọng nhất. Khó thở ở đây có nghĩa là người bệnh phải khó nhọc hơn bình thường mới thở được. Có người dùng những từ khác chỉ triệu chứng khó thở như: hụt hơi, ngắn hơi, thở gấp, tức thở. Người ngoài nhìn thấy cũng thấy bệnh nhân thở nhanh hơn, nông hơn và có vẻ khó nhọc hơn. Khi suy tim mới bắt đầu, chỉ khi nào hoạt động nặng, khi nào gắng sức mới khó thở vì thế gọi là khó thở gắng sức. Tất nhiên người bình thường cũng thấy khó thở khi làm nặng. Nhưng người suy tim dễ bị khó thở hơn nhiều. Dần dần suy tim càng nặng bao nhiêu thì người bệnh càng khó thở nhiều, thậm chí có người chỉ bước lên vài bậc thềm, hoặc tự tắm giặt kỳ cọ cũng khó thở. Cuối cùng, người bệnh khó thở cả khi ngồi nghỉ không làm gì cả.
Căn cứ vào mức độ khó thở, xảy ra khi gắng sức ít hay nhiều, ngày nay các nhà chuyên khoa Việt Nam cũng như trên thế giới chia ra 4 độ suy tim:
Suy tim độ I: Người bệnh chưa thấy triệu chứng gì của suy tim dù lúc nghỉ ngơi hay khi gắng sức, sinh hoạt hàng ngày vẫn bình thường. Có thể coi là suy tim tiềm ẩn.
Suy tim độ II: Sinh hoạt hàng ngày đã bị ảnh hưởng nhẹ, nghỉ ngơi thì không có triệu chứng gì, nhưng hoạt động thường nhật đã thấy khó thở. Có thể gọi là suy tim nhẹ.
Suy tim độ III: Sinh hoạt bị ảnh hưởng mức độ trung bình, 32 nghĩa là nghỉ ngơi vẫn không có triệu chứng gì, nhưng chỉ hoạt động nhẹ hơn thường nhật đã thấy khó thở rồi. Đây là suy tim trung bình.
Suy tim độ IV: Sinh hoạt bị ảnh hưởng nhiều, cả khi nghỉ ngơi cũng thấy khó thở, chỉ làm được những việc nhẹ.
Suy tim ở đây được coi là nặng, ở các độ trung bình và nặng (độ III và IV), khó thở có khi xuất hiện cả lúc nằm buộc bệnh nhân phải ngồi suô't đêm. Cũng nên hiểu qua tại sao suy tim lại làm bệnh nhân khó thở? Vì “bơm” tim bị yếu, không hút được máu từ phổi về nên phổi bị ứ huyết. Do đó phổi mất tính đàn hồi trở nên cứng đờ, các cơ thở phải mất nhiều công sức. Như vậy chúng vừa phải làm việc nhiều hơn, mà lại chỉ nhận được ít oxygen hơn do suy tim, nên chóng mệt hơn. Triệu chứng khó thở này khá đặc trưng cho suy tim nhưng lại làm cho bệnh nhân, đôi khi cho cả thầy thuôc ít kinh nghiệm, tưởng là bệnh phổi, và đi khám lao hoặc khám hen.
- Trống ngực vì tim suy hay đập nhanh.
- Mệt mỏi, yếu cơ vì máu không đến đủ nuôi các cơ.
Còn các triệu chứng không phải của suy tim: ngất, đau ngực, ngủ mê, bóng đè... Những triệu chứng này có thể là của bệnh tim, nhưng không phải là suy tim. Những triệu chứng mô tả ở trên rất có giá trị làm ta nghĩ đến suy tim, nhưng để chẩn đoán suy tim thì chưa đủ.
Phòng ngừa
Muốn đề phòng suy tim, trước tiên cần phải ngăn chặn những bệnh gây suy tim.
1. Đề phòng các bệnh tim bẩm sinh, với trình độ khoa học hiện nay, vẫn còn rất khó. Người ta chỉ mới đề ra được một số biện pháp như khi có thai, nhất là trong 3 tháng đầu, phải tránh một số tác nhân có thể gây ra dị tật ở thai nhi như thuốc lá, rượu, một số virus như cúm, sởi... Cũng nên nhấn mạnh rằng nhiều thuốc có thể gây hại cho bào thai, từ các thuốc an thần như bacbituric, phenothiazine, đến các thuốc chữa khớp như indomethacin, chữa lao như isoniazid, có một số vitamim như vitamin A, vitamin D và cả một số kháng sinh nữa.
2. Đề phòng những bệnh van tim, cần làm sạch môi trường, nhà ở phải thoáng đãng, khô ráo, ít người ở chung. Khi trẻ bị viêm họng, cần đến bác sĩ xem có cần cho penicillin không? Sau đợt thấp khớp đầu tiên, dù có biến chứng tim hay không, cũng cần theo lời khuyên của bác sĩ về việc tiêm penicillin chậm mỗi tháng một lần cho đến khi trưởng thành hoặc lâu hơn. Và khi đã rõ bệnh van tim rồi, thì phải xem việc “can thiệp” như trong van, sửa van, thay van... .
3. Những bệnh cơ tim, bệnh màng ngoài tim, bệnh phổi mãn tính, hoặc nhiễm độc giáp, suy giáp, thiếu máu... đều phải được điều trị đến nơi đến chốn mới ngăn chặn dược khỏi tiến triển đến suy tim. Nhưng nói chung, bàn đến phòng bệnh tim mạch là người ta bàn nhiều nhất đến các biện pháp đề phòng tăng huyết áp và các bệnh tim thiếu máu cục bộ, cụ thể là đề phòng xơ vữa động mạch. Hiện nay sang thiên niên kỷ thứ ba, xơ vữa động mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Thống kê năm 1990 về tử vong cho thấy bệnh tim thiếu máu cục bộ đứng hàng đầu và tai biến mạch não đứng thứ hai, cả hai đều do xơ vữa động mạch; trong khi lao phổi đứng thứ bảy, ung thư đường thở thứ mười trong số 30 nhóm bệnh được khảo sát. Cũng thống kê trên dự kiến năm 2020, các bệnh nhiễm trùng sẽ giảm đi nhiều và các bệnh ung thư tăng lên nhiều, nhưng tim thiếu máu cục bộ và tai biến mạch não mà người ta gọi chung là bệnh tim mạch vẫn cứ giữ nguyên vị trí thứ nhất và thứ hai như 30 năm trước. Cho nên đề phòng suy tim, điều chính yếu là đề phòng xơ vữa động mạch, thủ phạm gây ra cả bệnh tim thiếu máu cục bộ lẫn tai biến mạch máu não.
Theo lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới, đề phòng xơ vữa động mạch ở các nước đang phát triển như Việt Nam chẳng hạn, nên tập trung vào 4 nội dung giáo dục sức khỏe sau:
1. Cải tiến cách ăn uống: bớt mỡ, bớt muôi, bớt calorie.
2. Chống hút thuốc lá.
3. Phòng và chữa tăng huyết áp.
4. Tăng hoạt động thể lực và chứng béo phì.