Thao tác dành cho người lớn

Đặt phần gót của bàn tay này lên trên phần lưng của bàn tay kia và đan các ngón tay lại với nhau. Chống vững lên người nạn nhân, ép tay thẳng xuống, nén xương ức sâu xuống 1/3 lồng ngực, ở người lớn là từ 4-5cm.

Thả lực ép nhưng vẫn giữ nguyên vị trí bàn tay trên xương ức. Ép ngực 15 lần, tốc độ 100 lần/phút. Thời gian ép và thả với khoảng bằng nhau. Kết hợp ép ngực và hơi thổi ngạt

Ép ngực làm cho máu lưu thông đến các cơ quan quan trọng như não. Để chắc rằng máu chứa đủ oxygen, bạn nên kết hợp ép ngực với hà hơi thổi ngạt.

Sau 15 lần ép, nghiêng đầu, nâng cằm nạn nhân và thổi 2 hơi vào miệng nạn nhân. Tiếp tục chu trình này (15 lần ép, 2 lần thổi), không gián đoạn chu trình CPR (Cardiopulmonary resuscitation - Hồi sức tim phổi) trừ khi nạn nhân có thể cử động hoặc tự thở lại được.


Tiếp tục chu trình này đến khi:

- Phương tiện cấp cứu đến và mang bệnh nhân đi.

- Bệnh nhân biểu hiện có sự tuần hoàn máu.

- Bạn quá mệt mỏi đến nỗi không thể tiếp tục nữa (trong trường hợp này hãy cố tìm một người khác thay thế, tiếp tục công việc này cho đến khi phương tiện y tế đến giúp).

Nếu bệnh nhân ói

Bất tỉnh dẫn đến không có sự co cơ để giữ thức ăn trong dạ dày, trong khi đó không khí tràn vào trong dạ dày qua hơi thổi của bạn, kết hợp với việc ép ngực có thể làm cho nạn nhân buồn nôn.

Nạn nhân sẽ thường mất phản xạ nôn ói, làm cho những chất nôn ói xuất hiện ngay dưới cổ họng hoặc tràn lên miệng. Nếu xảy ra điều này, điều quan trọng là nên nhanh chóng dọn sạch những chất này bằng cách:

- Xoay người bệnh về phía bạn và đỡ đầu họ.

- Cạy miệng và móc tất cả những chất nôn mửa bằng hai ngón tay. Trở bệnh nhân lại vị trí nằm ngửa và bắt đầu quá trình ABC một lần nữa. Bạn có thể dùng một tấm che mặt hoặc khăn tay khi hà hơi thổi ngạt cho người đang nôn ói, nhưng nếu không có cũng đừng nản lòng để tiếp tục các thao tác CPR.

Thao tác CPR cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Khi một trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh bị ngưng tim và ngưng thở, bạn sẽ cần đến thao tác CPR (hô hấp tim phổi) để giúp các cơ quan quan trọng tiếp tục hoạt động.

Đầu tiên là hà hơi thổi ngạt, sau đó hãy kiểm tra sự tuần hoàn xem tim có bơm máu  hiệu quả hay không, và oxygen có đi đến khắp cơ thể hay không. Nhìn, lắng nghe và cảm nhận về hơi thở, ho, cử động, sắc diện hiện thời hay bất cứ một dấu hiệu nào đó của sự sống trong vòng 10 giây.

Nếu không xuất hiện một dấu hiệu nào, hoặc nếu bạn không hoàn toàn chắc chắn, khi ấy bắt đầu ép ngực. Điều này chỉ được thực hiện khi đã đặt ưẻ lên một mặt phẳng vững chắc.

Ép ngực ở trẻ

Kỹ thuật này áp dụng rộng rãi cho trẻ từ 1 đến 7 tuổi. Tuy nhiên, bạn nên tính đến thể trọng của trẻ khi quyết định liệu nên dùng kỹ thuật cho trẻ lớn hay trẻ sơ sinh.

1. Đặt phần gót bàn tay lên phần nửa dưới của xương ức. Chống vững lên người nạn nhân, ép tay thẳng xuống, nén xương ức sâu xuống 1/3 lồng ngực.

2. Thả lực ép nhưng vẫn giữ nguyên vị trí bàn tay trên xương ức. Ép ngực 5 lần, tốc độ 100 lần/phút. Thời gian ép và thả bằng nhau. Kết hợp ép ngực và bơi thổi ngạt

Ép ngực làm cho máu lưu thông đến các cơ quan quan trọng như não. Để chắc rằng máu chứa đủ oxygen, bạn nên kết hợp ép ngực và hà hơi thổi ngạt.

 Quá trình này cũng tương tự như thao tác CPR dành cho người lớn nhưng ép ngực nhẹ hơn và tỉ lệ thổi và ép ngực cũng khác nhau. Sau 5 lần ép nghiêng đầu, nâng cằm trẻ và thổi ngạt một lần.

Tiếp tục chu trình CPR không gián đoạn trừ phi trẻ có thể cử động hoặc tự thở lại được.


Tiếp tục cho đến khi:

- Phương tiện cấp cứu đến và mang trẻ đi.

- Trẻ biểu hiện có sự tuần hoàn máu.

- Bạn quá mệt mỏi đến nỗi không thể tiếp tục nữa (trong trường hợp này hãy cố tìm một người khác thay thế tiếp tục công việc này cho đến khi phương tiện y tế đến giúp).

Ép ngực cho trẻ sơ sinh

Kỹ thuật này thường áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi tuy nhiên một đứa trẻ sơ sinh lớn có thể thích hợp với những kỹ thuật dành cho trẻ bình thường và một đứa trẻ nhỏ con lại thích hợp với những kỹ thuật dành cho trẻ sơ sinh.

1. Đặt hai ngón của một bàn tay lên phần nửa dưới của xương ức, chống vững lên người của trẻ và ấn thẳng tay xuống, ép xương ức sâu 1/3 lồng ngực.

2. Thả lực ép nhưng vẫn giữ nguyên vị trí bàn tay trên xương ức. Ép ngực 5 lần, tô"c độ 100 lần/phút. Thời gian ép và thả bằng nhau. Nếu trẻ ngưng tim và ngưng thở bạn sẽ phải thực hiện thao tác CPR. Để đứa bé nằm ngửa trên một mặt phẳng vững chắc và đặt hai ngón tay vào giữa lồng ngực. Sử dụng đầu ngón tay cẩn thận, đừng ấn quá mạnh.

Kết hợp ép ngực và hơi thổi ngạt

Ép ngực làm cho máu lưu thông đến các cơ quan quan trọng như não. Để chắc rằng máu chứa đủ oxygen, bạn nên kết hợp ép ngực và hà hơi thổi ngạt.

Quá trình này cũng tương tự như thao tác CPR dành cho người lớn nhưng ép ngực nhẹ hơn và tỉ lệ thổi và ép ngực cũng khác nhau.

Sau 5 lần ép nghiêng đầu, nâng cằm trẻ và thổi ngạt một lần.

Tiếp tục chu trình CPR không gián đoạn trừ phi trẻ có thể cử động hoặc tự thở lại được.

Tiếp tục cho đến khi:

- Phương tiện cấp cứu đến và mang trẻ đi.

- Trẻ biểu hiện có sự tuần hoàn máu.

– Bạn quá mệt mỏi đến nỗi không thể tiếp tục nữa (trong trường hợp này hãy cố tìm một người khác thay thế tiếp tục công việc này cho đến khi phương tiện y tế đến giúp).

Gọi cấp cứu vào lúc nào?

Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh, tim dễ ngừng đập vì những vấn đề về hô hấp.

Vì vậy nếu bạn ở một mình, bạn nên thực hiện thao tác CPR một phút trước khi gọi cấp cứu.

Điều đó sẽ đảm bảo cung cấp đủ oxygen cho trẻ và đây là phương pháp hữu hiệu nhất để giải quyết những vấn đề về hô hấp.

Nếu trẻ còn quá nhỏ, bạn có thể ẵm trẻ cùng đi gọi điện thoại. Cố gắng đừng để trẻ một mình. Nếu trẻ phục hồi lại sau một khoảng 47 thời gian, bạn có thể ngừng thao tác CPR nhưng vẫn phải tiếp tục giám sát hơi thở cũng như sự tuần hoàn của trẻ đến khi nhân viên y tế đến.