Ủ ấm cho sống mũi

Nếu bị tình trạng nghẹt mũi rất khó chịu, bạn hãy dùng miếng vải sạch rồi làm ấm nó bằng nước ấm hoặc cho vào lò vi sóng.


Sau đó đặt khăn lên sống mũi khoảng 1 - 2 phút. Nhiệt từ khăn sẽ giúp chất nhầy lỏng hơn, dễ xì mũi hoặc rửa mũi bằng nước muối, giúp mũi thông thoáng hơn

Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí

Một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ cảm cúm chính là ảnh hưởng từ môi trường. Vì thế, khi bị ngạt mũi, khó thở, bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, nếu độ ẩm không khí dưới 40% thì chất nhầy sẽ khô lại và cản trở việc hít thở bình thường của người bệnh. Không chỉ vậy, độ ẩm thấp, chất nhày nhiều còn là điều kiện để vi khuẩn sinh sôi.

Do đó, hãy đảm bảo độ ẩm không khí trong nhà bạn luôn ở ngưỡng từ 40 - 60% nhé.

Massage xoang mũi

Cách thực hiện rất đơn giản. Từ từ đưa tay lên rồi thực hiện các chuyển động tròn trong khu vực 2 bên cánh mũi từ 1 - 2 phút.

Lưu ý, dùng ngón trỏ và ngón giữa đẩy nhẹ để mở đường mũi và giúp bạn xì mũi dễ dàng hơn.

Massage điểm giữa lông mày

Khi bị ngạt mũi hãy massage nhẹ nhàng khu vực giữa hai lông mày trong khoảng 1 phút.

Việc làm này sẽ giúp giảm tình trạng khô và viêm xoang. Không chỉ vậy, nó cũng có khả năng phòng ngừa và giảm áp lực trong xoang trán.

Tập thể dục

Có thể bạn đã biết, việc không tập luyện thể dục thường xuyên là nguyên nhân khiến bạn dễ bị ốm.

Vì thế, hãy xây dựng 1 chế độ tập luyện đều đặn mỗi ngày. Nên dành tối thiểu 15 phút tập thể dục như thế sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn đồng thời hạn chế nguy cơ mắc cảm cúm, ngạt mũi khó thở.