1.
Đại cương
Là bệnh viêm móng thường gặp, tiến triển âm thầm,
mãn tính. Bệnh do nhiều chủng nấm gây nên và có thương tổn lâm sàng đa dạng.
Việc chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng và xét
nghiệm tìm nấm .
2.
Nguyên nhân
- Nấm sợi (dermatophyte): Chiếm trên 90% các trường
hợp nấm móng.
- Nấm men (yeast): chủ yếu do một số chủng nấm
Candida: C. albicans, C. tropicalis…
- Nấm mốc
(non dermatophyte moulds): ít gặp, do Fusarium spp., Aspergilus spp., S.
hyalium, H. toruloidea…
3.
Chẩn đoán
a) Biểu hiện lâm sàng: tùy từng vị trí thâm nhập của
vi nấm mà biểu hiện lâm sàng khác nhau.
- Tổn thương ở phần bên và phần xa dưới móng (DLSO:
Distal and lateral subungual onychomycosis):
+ Là dạng lâm sàng thường gặp nhất.
+ Tổn thường bắt đầu ở phía xa bờ bên của móng.
+ Tăng sừng
hóa dưới móng tiến triển tăng dần theo trục của móng làm phá hủy móng.
+ Móng trở nên đục, trắng và mủn.
+ Xen kẽ với các những vùng sừng hóa là những vùng
tách móng, là nơi cư trú của nấm sợi.
+ Màu sắc của móng thay đổi: trắng, vàng cam.
- Tổn thương ở bề mặt móng:
+ Trên bề mặt móng có đốm hoặc khía trắng
+ Là dạng đặc trưng của nhiễm dermatophyte do
Trichophyton mentagrophytes hoặc Trichophyton rubrum.
Ngoài ra, có thể gặp một số chủng nấm mốc. Bệnh hay
gặp ở móng chân hơn ở móng tay.
+ Thể này thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch
(ghép tạng, dùng liệu pháp corticoid toàn thân...), tổn thương có xu hướng lan
tỏa và nhiều móng bị tổn thương.
- Tổn thương ở gốc móng và viêm quanh móng
+ Viêm nếp da phía gốc móng và nhất là nếp gấp sau.
+ Bản móng xuất hiện các đường rãnh ngắn, gần nhau, song song, sắp xếp dọc theo một dải nâu. Sau một thời gian tiến triển mạn tính xen kẽ những đợt cấp tính, tổn thương ngày càng nặng và gây rối loạn phát triển móng và teo móng.
Nguyên nhân thường gặp là Candida spp., vi khuẩn (thường
là gram âm).
- Loạn dưỡng toàn móng (TDO: Total dystrophic
onychomycosis):
Toàn bộ móng bị tiêu hủy do hậu quả tiến triển lâu
ngày của ba dạng nhiễm nấm trên.
b) Cận lâm sàng:
- Soi trực tiếp: tất cả các trường hợp nghi nhiễm nấm
móng nên được làm xét nghiệm trực tiếp tìm nấm.
+ Lấy bệnh phẩm: tùy từng thương tổn lâm sàng mà có
cách lấy bệnh phẩm phù hợp: cắt và cạo khối sừng mủn dưới móng, cạo rãnh quanh
móng.
+ Hóa chất: KOH 20% và KOH 20% kết hợp với mực
Parker (tỷ lệ 2:1).
+ Nhận định kết
quả: sau 1-3 giờ có thể quan sát sợi nấm và/ hoặc tế bào nấm men.
- Nuôi cấy và định loại
+ Nuôi cấy trên môi trường Sabouraud có
chloramphenicol.
+ Nhiệt độ
22-25o C. + Thời gian: sau 1-2 ngày với nấm Candida, sau 2-3 tuần với nấm sợi
và nấm mốc.
- Sinh thiết nhuộm PAS: ít được chỉ định.
c) Chẩn đoán xác định
- Dựa vào lâm sàng đa dạng.
- Cận lâm sàng.
d) Chẩn đoán phân biệt
- Vảy nến thể móng
- Lichen móng
- Loạn dưỡng móng
- Viêm quanh
móng do nhiễm khuẩn
- Hội chứng vàng móng...
4.
Điều trị
a) Thuốc bôi tại chỗ
- Ciclopiroxolamin dạng dung dịch 8%: bôi hàng ngày
đến khi khỏi.
- Amorolfin
(loceryl) 5%: bôi 1 tuần 1 lần.
+ Nếu móng chân còn tốt, chỉ có ít thương tổn ở bờ
ngoài hoặc viêm quanh móng nhẹ 1-2 móng, có thể sử dụng thuốc sát khuẩn và kem
bôi chống nấm.
+ Nếu thương tổn nhiều móng hoặc viêm từ 3 móng trở
nên thì kết hợp bôi và uống thuốc chống nấm.
b) Thuốc uống:
- Fluconazol: 150-200 mg/tuần × 9 tháng. -
Griseofulvin: 1-2 g/ngày cho tới khi móng trở nên bình thường.
- Itraconazol: 200 mg/ngày × 12 tuần hoặc 200 mg x 2
lần/ngày × 1 tuần/tháng trong 23 tháng.
- Terbinafin: 250 mg/ngày × 12 tuần hoặc 250 mg/ngày
x 4 tuần, nghỉ 4 tuần, điều trị tiếp 4 tuần.
Các thuốc trên không nên chỉ định đối với phụ nữ có
thai và cho con bú.
Đối với nấm
móng trẻ em, dùng một trong các thuốc sau:
+ Fluconazol: 6 mg/kg/tuần × 12-16 tuần (móng tay)
hoặc 18-26 tuần (móng chân). + Griseofulvin: 20 mg/kg/ngày cho tới khi móng trở
về bình thường.
+ Itraconazol: 5 mg/kg/ngày (<20 kg), 100 mg/ngày (20-40 kg), 200 mg/ngày (40-50 kg), hoặc 200 mg x 2 lần/ngày (>50
kg) × 1 tuần/tháng trong 2 tháng liên tiếp (móng tay) hoặc 3 tháng liên tiếp
(móng chân).
+ Terbinafin: 62,5 mg/ngày (<20 kg), 125 mg/ngày (20–40 kg) hoặc 250 mg/ngày (>40
kg) × 6 tuần (móng tay) hoặc 12 tuần (móng chân) c) Điều trị hỗ trợ
- Bào mòn
móng.
- Loại bỏ móng bằng phẫu thuật, đắp ure 40%.
d) Tiêu chuẩn khỏi bệnh
- Xét nghiệm nấm âm tính.
- Móng mọc lại
bình thường.
e) Tiến triển và biến chứng
- Bệnh tuy không nguy hiểm tính mạng, nhưng giảm khả
năng lao động và mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
- Nấm móng tiến triển âm thầm, không tự hồi phục, có
thể dẫn tới mất móng.
5.
Phòng bệnh
- Vệ sinh cá
nhân: cắt tỉa gọn gàng móng tay, móng chân.
- Mang giày tất thoáng rộng.
- Điều trị thuốc chống nấm đúng, đủ liều khi mắc bệnh.