Bệnh sỏi thận (sạn thận) biểu hiện bằng đi tiểu ra
máu và khuynh hướng dễ bị nhiễm trùng đường tiểu cùng với đau phía sau lưng, ở
một bên sườn trên đường di chuyển của hòn sỏi. Bệnh thận có thể bị tiểu ít (thiểu
niệu) và suy thận cấp nếu như sỏi gây tắc cả hai bên. Chẩn đoán Bệnh thận có thể
phát hiện nhờ chụp X-quang. Trong các loại sỏi thì sỏi canxi chiếm khoảng 80%
thành phần gồm canxi oxalate và phosphate. Bệnh nhân thường bị chứng nước tiểu
nhiều canxi có thể là tự phát (không chịu tác động một bệnh khác) cũng có thể
là thứ phát do một bệnh nào đó. sỏi canxi cũng có thể do canxi lắng đọng xung
quanh một nhân axit uric trên một bệnh nhân bị chứng tiểu nhiều axit uric mà
không tiểu nhiều canxi. Các nguyên nhân tạo sỏi canxi khác nhau bao gồm:
- Chứng tiểu nhiều oxalate (nhất là những người bị bệnh viêm đường ruột).
- Bệnh nhiễm toan tiểu quản thận đcfn ngoại vi.
Điểu trị sỏi thận bằng các bài thuốc y học cổ truyền
Bài 1: Chuối hột
Có hai cách;
- Lá chuối hột đem sao vàng, hạ thổ, rồi sắc lên uống hàng ngày thay nước trà.
- Hạt quả chuối hột lOOg + hạt bo bo lOOg + yếm mùa lOOg, cả 3 thứ rang vàng, tán nhỏ thành bột, ngày 2 lần, mỗi lần uống 12 muỗng cà phê.
Bài 2: Trái dứa gai (thơm nước)
Hái ớt chín vàng, bỏ phần gai trên khoét bỏ ruột nhét đường phèn vào, đậy kín. Nướng cả quả cho chín đều, rồi giã nhỏ, vắt lấy nước uống, uống 3 lần trong ngày sau bữa cơm.
Bài 3: Rau ngổ 1 nắm + râu bắp 1 nắm
Sắc với 2 bát nước, để lại 1 bát. Để nguội rồi uống ngày sắc 2 thang, uống liên tiếp trong 5 ngày.
Có khi chỉ ăn 9- 10 ngọn rau ngổ với thức ăn trong bữa trưa, sau 5-7 ngày cũng có thể tiểu ra hòn sỏi nhỏ.