Cơ thể con người là một cỗ máy hoàn háo. Các phản ứng hóa sinh luôn xày ra và dịch nhầy luôn lưu chuyển cũng như hòa trộn vào nhau. Trong vô vàn phức tạp ấy, có những hiện tượng tưởng chừng không thể tồn tại nhưng hiển hiện như điều kỳ diệu của cỗ máy sống này.


1) Dịch dạ dày - chất độc nguy hiểm

Có thể khẳng định rằng không vật chất nào an toàn trước acid chlorhydric HCL, một hỏa chất ăn mòn dùng để xử lý kim loại trong lĩnh vực công nghiệp. Với nồng độ đậm đặc, acid này có thể tẩy sạch rỉ sét kim loại.


Thế nhưng, các tế bào dạ dày lại bình an vô sự trước nó, thậm chí màng nhầy của thành dạ dày còn giữ lại loại hóa chất độc này để phân bổ khắp hệ tiêu hóa nhằm phân hóa thức ăn.

2) Xương gãy là để cân bằng khoáng chất

Là hệ thống nâng đỡ và hỗ trợ các cơ quan và cơ bắp, bộ xương đảm nhiệm chức năng điều chỉnh mức calcium trong cơ thể. Thành phần sinh hóa của xương có cả phosphor và calcium, những chất sau đó sẽ được chuyển hóa, cần cho hệ thống cơ bắp và thần kinh. Đó là lý do khi lượng calcium thiếu 15 hụt, một số hormone chức năng sẽ gây ra phản ứng giòn xốp và dễ gãy của xương, nhằm tập trung lượng calcium cần thiết cho toàn cơ thể. Chỉ đến khi mức khoáng chất trong tế bào đạt được hàm lượng tương đối thì tình trạng xương sẽ dần ổn định.

3) Ăn để tiếp oxy cho não

Mặc dù chỉ chiếm 2% thể lượng nhưng não cần tới 20% oxy và năng lượng toàn thân. Để giữ cho não luôn đủ dinh dưỡng dự trữ, ba mạch máu chính của não bộ liên tục bơm tiếp oxy.


Bất cứ một trục trặc nhỏ nào ở các mạch máu này như tắc nghẽn hay rách vỡ cũng đều bỏ đói tế bào não, vốn rất cần cho hoạt động kiểm soát và chỉnh sửa các chức năng khu vực. Kết cục là xảy ra một cơn đột quỵ

4) Lãng phí trứng

Trung bình một bé gái ở tuổi dậy thì có khoảng 34.000 nang trứng chưa chín, nhưng chỉ khoảng 350 trong số đó chín rụng cho đến tuổi mãn kinh, mỗi tháng 1 trứng. Khi một phụ nữ bước vào độ tuổi cuối 40 đầu 50, hai buồng trứng sản xuất ít oestrogen hơn; những nang trứng chưa chín bắt đầu hư hao và không phóng thích được xuống tử cung như trước. Chúng sẽ tự hủy.

5) Tới lớn mới có răng khôn

Sự tiến hóa quả thực không hoàn hảo, nếu không chúng ta sẽ có đôi cánh thay vì những chiếc răng khôn. Thế nhưng các cơ quan vô dụng này lại luôn bám theo nhiều loài, đơn giản chỉ vì chúng vô hại.


Khá lâu trước khi loài người tiến hóa hoàn toàn, những chiếc răng khôn có tác dụng như bộ nhai, giúp nghiền nát thức ăn. Nhưng khi não bộ phát triển, cấu trúc xương hàm cũng thay đổi, dẫn đến xuất hiện thêm những chiếc răng cuối cùng như phần quà khuyên mãi không mong đợi.

6) Cười và ngáp dễ lây

Chỉ cần nhìn ai đó ngáp, lập tức cũng có thể xuất hiện phản ứng tương tự nơi bạn. Cười cũng vậy. Một bằng chứng khoa học mới đầy cho thấy hành vi này là một kiểu bắt chước mang tính xã hội. Chỉ cần nghe một tiếng cười giòn cũng đủ kích thích khu vực não bộ làm chuyển động cơ mặt, khiến bạn cười theo. Hành động bắt chước này đóng một vai trò quan trọng trong tương giao xã hội. Các phản ứng như hắt hơi, cười, khóc và ngáp đều mang tính dây chuyền như cách tạo mối liên hệ xã hội mạnh mẽ.

7) Bốn màu da trên cơ thể

Các mạch máu gần bề mặt da luôn bổ sung sắc tố đỏ và kết hợp cùng với sắc tố nâu vàng để tạo ra độ sáng tối riêng cho từng khu vực. Khi sắc tố nâu đen hình thành sau phản ứng với tia cực tím, một bề mặt da rộng sẽ chuyển sang màu đen. Chính bốn màu sắc này trộn lẫn với tỷ lệ khác nhau để tạo ra những sắc độ riêng trên cơ thể cũng như màu da của các chủng tộc.

8) Không gian kích thích bộ nhớ

 Trí nhớ của bạn chịu tác động của các giác quan, một cảnh tượng hay âm thanh thân quen cũng có thể gợi lên những tình tiết xa xăm nào đó từ thuở ấu thơ.


Theo một nghiên cứu thì tiếng chuông xe đạp có thể làm chúng ta nhớ lại quãng đường ngày xưa đến trường. Ký ức hiện về nhanh hơn và rõ ràng hơn khi chủ thể đang ở hoàn cảnh tương tự như trước đó